[SPENDER] Phân loại các bộ đàm phổ biến hiện nay

 

Đối với những người không chuyên, thật khó để có thể phân biệt các loại bộ đàm khi chỉ nhìn vào tên của thiết bị đó. 
Vì vậy, Spender sẽ giúp bạn hiểu hơn về từng loại bộ đàm hiện có trên thị trường, từ đó bạn có thể chọn được loại bộ đàm nào là phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

Các thiết bị bộ đàm thông dụng trên thị trường hiện nay được chia thành 3 loại chính:

-Theo tần số và sóng: UHF, VHF.

-Theo công nghệ: Analog, Digital.

-Theo đặc điểm sử dụng: cố định, lưu động và cầm tay.

VỀ TẦN SỐ VÀ SÓNG:

- UHF :

 Ưu điểm của sóng UHF trong bộ đàm chính là tần số cực cao ( hoạt động trên các tần số từ 400-512 MHz ) và có thể hoạt động xung quanh hoặc xuyên qua các khu vực bị nhiễu như trong các tòa nhà, khu vực rừng rậm, đồi núi và các thiết lập ngoài trời. Nếu bộ đàm hai chiều của bạn chỉ được sử dụng trong nhà hoặc nếu chúng ta cần phải đi trong nhà và ngoài trời, UHF là lựa chọn tốt nhất của bạn.

- VHF :
 
 Bộ đàm VHF hoạt động trong khoảng 136-174 MHz. Ưu điểm của máy bộ đàm VHF là nó có thể phủ sóng ở khoảng cách xa hơn với công suất thấp hơn vì sóng VHF dài hơn và ở gần mặt đất hơn. VHF hoạt động tốt nhất khi có tầm nhìn rõ ràng giữa người gửi và người nhận mà ít bị cản trở.
Chính vì thế nó thường được sử dụng chuyên biệt trong thông tin liên lạc hàng không và hàng hải, nơi các tín hiệu được gửi qua các vùng nước hoặc giữa bầu trời và mặt đất nơi không có vật cản.

VỀ CÔNG NGHỆ:

- Bộ đàm Analog sử dụng công nghệ giọng nói tự nhiên, dễ dàng sử dụng và thao tác. Tuy nhiên chỉ cho phép 1 nhóm liên lạc trong cùng một thời điểm trên 1 kênh tần số và số lượng tính năng hạn chế.

- Bộ đàm Digital ( Bộ đàm kỹ thuật số ) cho phép 2 nhóm liên lạc trong cùng một thời điểm trên cùng một kênh tần số => giảm chi phí đầu tư Trạm chuyển tiếp ( Repeater ) và chi phí sử dụng tần số.

Bên cạnh đó, nó còn cho phép sử dụng ở cả 2 chế độ Analog và Digital. Bộ đàm kỹ thuật số tiết kiệm băng thông hơn công nghệ Analog và còn giúp lọc tiếng ồn, phân biệt giọng nói hiệu quả.
Nhược điểm đó chính là chi phí đầu tư cao hơn bộ đàm Analog và cần nhiều thời gian hơn để thông thạo sử dụng các tính năng.

VỀ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG:
    
 - Bộ đàm cầm tay là loại bộ đàm bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng. Nó thường có công suất 4-5W và có thể dùng pin sạc được.

 - Bộ đàm lưu động là loại bộ đàm được lắp trên các phương tiện lưu động như xe taxi, xe tải, tàu thuyền,… Dòng bộ đàm này thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn.

Ngoài ra còn các loại băng tần khác như HF/MF/.... Nhưng do ít phổ biến, chỉ ưu tiên cho các mục đích đặc biệt, nên chúng ta sẽ đề cập đến ở một bài khác.
Có ăng-ten thường lắp trên nóc xe/tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.

 - Trạm cố định thường được lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có anten lắp trên cột cao.

Để chọn cho mình một bộ đàm phù hợp với môi trường làm việc, nhu cầu sử dụng cũng như ngân sách của mình, các bạn có thể nhờ tư vấn từ bộ phận kỹ thuật của Spender. 

Hãy truy cập spenderclub.vn để biết thêm về các sản phẩm bộ đàm chính hãng tốt nhất.


#creative-content-production #Spender #phânloại #bộđàm




Last update: 09 Oct, 2023 - 12:57 - Views:  1015