Bạn đang có ý định xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, mong muốn tạo sự tin tưởng và nổi bật thông qua các sản phẩm và dịch vụ? Xây dựng thương hiệu là một trong những bước đầu tiên cần phải tập trung và phát triển, đó là một loại "chìa khóa vạn năng" giúp bạn mở ra một bức tranh tổng thể và bao quát hơn cho doanh nghiệp của mình. Việc này sẽ tạo ra giá trị, cá tính và phong cách truyền thông cũng như khắc ghi dấu ấn bộ nhận diện thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
Nếu bạn xây dựng một chiến lược cho thương hiệu một cách đúng đắn, bạn có thể thiết lập thương hiệu trên các kênh tiếp thị khác nhau và truyền tải thông điệp đến "khách hàng mục tiêu". Kết quả mà việc xây dựng một thương hiệu mang lại là sự ghi nhớ về hình ảnh thương hiệu, từ việc tạo cảm hứng mua sắm đến lòng trung thành, sự tin tưởng và sự ủng hộ của khách hàng.
Và nếu bạn quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu thì hãy tham khảo bài viết của EMS Agency về "10 bước cơ bản để xây dựng một thương hiệu trở nên tin tưởng và nổi bật" và để biết thêm về những cách để xây dựng thương hiệu và các bước cần thiết để tạo ra một thương hiệu luôn hiện diện các với khách hàng được cho là "mục tiêu" của mình, bạn tham khảo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu, phương hướng của doanh nghiệp
Đây là bước quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng thương hiệu, cũng là bước đầu tiên trong "10 bước cơ bản để xây dựng một thương hiệu trở nên đáng nhớ và nổi bật". Tại sao ư? Trước tiên bạn cần xác định các giá trị, nhiệm vụ và tính cách của thương hiệu của mình. Sau đó tìm hiểu rõ thương hiệu mình đang ở vị trí nào trong thị trường và điều gì sẽ làm tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Bạn hãy nghĩ đến nhiều ý tưởng khác nhau mà thương hiệu bạn có và so với đối thủ thử nhé.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Để tạo ra một thương hiệu mà khách hàng yêu thích và sử dụng bạn cần khảo sát và tìm hiểu về nhu cầu, hành vi và sở thích của họ. Từ đó xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn tiếp cận và thông điệp bạn muốn truyền tải. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu về đối thủ như việc họ đang làm gì, có những hoạt động marketing gì,... Những điều này sẽ làm bạn hiểu rõ hơn về thị trường sản phẩm của bạn.
Bước 3: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Sau khi khảo sát và xác định được khách hàng mục tiêu của mình. Tiếp theo đó sẽ là bước xây dựng logo, bộ nhận diện hình ảnh và thông điệp là những yếu tố quan trọng trong hình ảnh chung thương hiệu của mình. Chúng nên có đặc điểm riêng, dễ nhớ và đồng bộ trên các tài liệu tiếp thị của doanh nghiệp để luôn nhận dạng được khi bạn xây dựng thương hiệu.
Bước 4: Thiết kế thông điệp của thương hiệu
Để các bước xây dựng thương hiệu trở nên hiệu quả, bạn nên có riêng cho mình một "thông điệp" của thương hiệu. Việc sở hữu một thông điệp phù hợp và hấp dẫn rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh và nếu bạn muốn thành công thì luôn luôn phải tìm cách để có thể phát triển thông điệp đó trở nên lớn mạnh và nhiều người biết đến.
Định nghĩa thông điệp ở đây là truyền tải thông tin hay tin nhắn từ doanh nghiệp đến khách hàng, thông điệp thường nhắm đến việc truyền tải những đặc tính, lợi ích của sản phẩm từ đó tạo niềm tin và lòng tin tưởng với thương hiệu. Một thông điệp hiệu quả sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và thuyết phục họ mua sản phẩm của doanh nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo TV, website, mạng xã hội và email marketing...
Bước 5: Thiết lập sự hiện diện trực tuyến của thương hiệu
Trong thời đại số hiện nay, một thương hiệu muốn có được sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ là điều cực kì cần thiết cho việc xây dựng thương hiệu. Hãy sở hữu cho mình một trang web, các tài khoản truyền thông trên mạng xã hội và các "kênh" khác để luôn kết nối với khách hàng mục tiêu và tạo độ nhận biết cho thương hiệu của mình.
Mách nhỏ: Bạn nên tạo ra nhiều nội dung đa dạng và seed trên nhiều nền tảng khác nhau thì độ phủ thông tin của doanh nghiệp bạn sẽ rộng hơn.
Bước 6: Tạo những nội dung có giá trị
Để tạo những nội dung có giá trị nhằm mục đích tiếp cận và mang tên thương hiệu của bạn được phủ sóng, bạn nên hiểu rõ mục đích nội dung viết về cái gì, viết cho ai đọc và thông điệp truyền tải. Phát triển một chiến lược marketing có nội dung phù hợp với thông điệp thương hiệu rõ ràng sẽ luôn tạo được niềm tin, yêu thương và sự trung thành của khách hàng.
Bước 7: Kết hợp những người có sức ảnh hưởng và các mối quan hệ đối tác
Kết hợp những người có sức ảnh hưởng và các mối quan hệ đối tác sẽ giúp các bước xây dựng thương hiệu của bạn mau chóng trở nên vững chắc hơn. Họ sẽ là những cá nhân hoặc tổ chức nói lên những quan điểm về sản phẩm theo hướng tích cực và thu hút nhiều sự chú ý hơn qua cộng đồng của riêng họ. Ngoài ra, việc thiết lập mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp hoặc tổ chức khác có thể giúp bạn mở rộng đối tượng khách hàng, từ đó xây dựng lên uy tín thương hiệu và cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng mục tiêu của bạn.
Đây là bước rất tốt để xây dựng thương hiệu nhưng lưu ý hãy lựa chọn những "người có sức ảnh hưởng" và các "đối tác" phù hợp với thương hiệu của mình. Hãy hợp tác với họ bằng cách đôi bên đều có lợi để luôn cùng nhau phát triển.
Bước 8: Tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng
Hãy xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng cách luôn cung cấp cho họ chất lượng dịch vụ tốt nhất, tương tác liên tục với họ trên các trang mạng xã hội và tạo cho họ cảm giác được quan tâm, được lắng nghe cũng sẽ giúp bạn có được những khách hàng lâu dài và trung thành.
Bước này đem lại giá trị cực kì lớn cho thương hiệu của bạn. Nếu bạn cung cấp một dịch vụ hay sản phẩm chất lượng cho khách hàng và quan tâm họ bằng cách có những chương trình dành riêng cho khách hàng cũ, chúc mừng sinh nhật khách hàng... thì thương hiệu của bạn sẽ càng ngày càng được nâng cao thêm về độ uy tín và sẽ để lại những dấu ấn cực kì tốt cho thương hiệu của mình.
Bước 9: Liên tục đo lường và điều chỉnh
Trong xây dựng thương hiệu, việc liên tục đo lường và điều chỉnh chiến lược của bạn rất quan trọng. Bởi vì hành vi khách hàng, sở thích người tiêu dùng, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, ROI và tình hình thị trường luôn luôn thay đổi.
Nếu bạn không liên tục đo lường và điều chỉnh thì bạn sẽ trở nên "lạc hậu" và "thụt lùi". Do đó, hãy cập nhật, bắt kịp xu hướng để điều chỉnh chiến lược của mình phù hợp và hiệu quả.
Bước 10: Ghi chú lại những việc đã làm
Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng bạn cũng không nên gấp gáp mà hãy vạch ra một chiến lược rõ ràng và cải tiến liên tục và bình tĩnh.
Dù bạn có đang làm tới những bước nào hay đang ở chặn đường nào, hãy luôn nhớ ghi chú lại hành trình Xây dựng thương hiệu của mình. Từ đó, bạn có thể nhìn lại và học được những kinh nghiệm mà bản thân đã tích luỹ được.
Đừng bị áp lực bởi ý tưởng xây dựng một thương hiệu. Bằng cách phân tích và tham khảo qua 10 bước này, EMS Agency tin chắc rằng bạn có thể tạo ra một lộ trình rõ ràng cho sự thành công và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.